Với gia đình có điều kiện kinh tế tốt, việc mỗi thành viên trong gia đình sở hữu từ một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là rất bình thường. Nhất là hiện nay, có rất nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng. Ví dụ các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho trẻ em như sản phẩm bảo hiểm giáo dục cho trẻ em. Nhưng, với những gia đình chưa có điều kiện kinh tế tốt thì việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cho con hay cha mẹ cần làm rõ thứ tự ưu tiên.
Cha mẹ nào cũng vậy, luôn muốn che chở, bảo vệ và dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Xuất phát từ tình yêu vô bờ đó, rất nhiều cho cha mẹ đã tìm đến bảo hiểm với nhu cầu bảo vệ con. Cùng nhu cầu đó, có người mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình, có người mua bảo hiểm cho con. Vậy các trường hợp này khác nhau như thế nào?
Mục lục
ToggleTrước hết, hãy cùng xem trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có những đối tượng nào nhé!
Bên mua bảo hiểm: tổ chức/cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.. Với cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống tại Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm: là cá nhân mà tính mạng của cá nhân đó là đối tượng được công ty chấp nhận bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải có mối quan hệ với bên mua bảo hiểm. (Quy định trong Điều 31 mục 2 chương 2 Luật kinh doanh bảo hiểm . Trong độ tuổi từ 1 tháng đến 69 tuổi.( Tùy theo sản phẩm).
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Các trường hợp tham gia bảo hiểm nhân thọ cho con
Trường hợp cha mẹ mua bảo hiểm, con là người được bảo hiểm. Lúc này, rủi ro của con sẽ được công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Trường hợp cha mẹ mua bảo hiểm cho chính mình, con là người thụ hưởng. Với trường hợp này, nếu không may cha mẹ gặp bất trắc, số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả cho con. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ được thể hiện. Dù không gì bù đắp được về tinh thần, nhưng ít nhất cũng đảm bảo cho con cái có một khoản tiền để thay cha mẹ trang trải việc học hành, cuộc sống cho con.
Khi đi máy bay, có rất nhiều nguyên tắc để đảm bảo an toàn được hướng dẫn trong suốt hành trình. Một trong số đó là: Trong trường hợp khẩn cấp phải sử dụng mặt nạ dưỡng khí thì cha mẹ, người lớn phải đeo cho mình trước rồi đeo cho trẻ con sau.
Tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng có ý nghĩa tương tự vậy. Nếu con cần điều trị, cha mẹ có thể làm tất cả để chữa trị cho con. Chỉ cần cha mẹ còn khỏe mạnh, còn tạo ra thu nhập. Ngược lại, nếu cha mẹ mắc bệnh cần điều trị, thu nhập mất đi, khoản chi tăng lên. Cuộc sống, tương lai học hành của con cũng sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, nếu phải xếp thứ tự ưu tiên người được bảo hiểm, thì tính mạng cha mẹ cần được bảo vệ trước. Bảo hiểm không giúp người tham gia tránh được rủi ro. Mà khi rủi ro xảy ra, số tiền bảo hiểm sẽ giúp trang trải các chi phí, phần nào ổn định cuộc sống hiện tại. Và trong tình huống xấu nhất, bảo hiểm nhân thọ bảo vệ thu nhập tương lai của cha mẹ, chính là để đảm bảo an toàn cho tương lai con trẻ.
Vậy, cha mẹ muốn con cái được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng tốt từ bảo hiểm? Cha mẹ hoàn toàn có thể đính kèm con vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình. Tất nhiên, người được bảo hiểm chính( sinh mạng) vẫn là cha mẹ. Hiện nay, các sản phẩm đều rất linh hoạt trong việc tham gia thêm các sản phẩm bổ trợ cho người được bảo hiểm bổ sung bên cạnh người được bảo hiểm chính. Cha mẹ có thể đính kèm thẻ chăm sóc sức khỏe, quỹ bù đắp thu nhập khi nằm viện, tai nạn, … cho con.
Tham khảo bài viết: